Gỗ công nghiệp là gì? Quy trình sản xuất và phân loại gỗ công nghiệp

Gỗ công nghiệp đang là sản phẩm được ứng dụng rất rộng rãi trong cuộc sống hiện nay. Không chỉ thế nó cũng được rất nhiều người lựa chọn để làm các sản phẩm nội thất cho căn nhà hiện đại. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu về bản chất loại gỗ này để đưa ra lựa chọn đúng đắn. Vì vậy trong bài viết này NTG Design sẽ cùng các bạn tìm hiểu thông tin để trả lời các câu hỏi như Gỗ công nghiệp là gì? Có bao nhiêu loại gỗ công nghiệp? Gỗ công nghiệp có tốt không? Cùng tìm hiểu nhé!

Gỗ công nghiệp là gì?

Gỗ công nghiệp có tên tiếng anh là Wood – Based Panel. Đây là loại gỗ được tạo nên từ việc tận dụng các nguyên liệu thừa, tái sinh hoặc những ngọn cành của cây gỗ tự nhiên. Sau đó sẽ sử dụng các công nghệ như keo hoặc hóa chất để gán thành các tấm gỗ. Mục đích khi sinh ra thuật ngữ này chính là do nhu cầu phân biệt tránh  những nhầm lẫn với gỗ tự nhiên.Thông thường một tấm gỗ công nghiệp sẽ gồm 2 thành phần cơ bản : Cốt gỗ và lớp bề mặt. Còn chi tiết như thế nào thì mời bạn theo dõi phần tiếp theo nhé!

Gỗ công nghiệp là gì - Có những loại gỗ công nghiệp nào
Gỗ công nghiệp là gì? Có những loại gỗ công nghiệp nào?

Quy trình sản xuất gỗ công nghiệp

Bước 1 :

Các loại gỗ sau khi được thu hoạch về sẽ được đem đi xử lý và phân loại. Sau đó cho vào máy xé mỏng, hoặc nghiền vụn và cho vào máy ép . Tùy vào cách pha trộn nguyên liệu mà theo từng công thức khác nhau thì sẽ cho ra các loại gỗ công nghiệp khác nhau như gỗ MFC, MDF, HDF… Sau khi được trộn xong sẽ chuyển sang giai đoạn ép.

Bước 2:

Trong quá trình trộn bột gỗ kết hợp với các loại phụ gia sẽ giúp cho sản phẩm đảm bảo được độ cứng và chịu được lực tác động mạnh. Không chỉ thế mà nó còn giúp cho sản phẩm chống được tình trạng mọt mối. Đây được coi là giai đoạn quan trọng nhất trong quy trình sản xuất gỗ công nghiệp.

Bước 3:

Sau khi các ván gỗ đã được ép thành công thì sẽ được chuyển đến nhà máy làm gỗ công nghiệp để xử lý hai bề mặt. Ưu điểm khi được xử lý như này sẽ giúp cho sản phẩm chống được cong vênh hay co ngót. Từ đó sẽ cho thời gian sử dụng sản phẩm được lâu hơn. Tiếp theo sẽ được phủ lên lớp sơn màu gỗ công nghiệp. Thông thường khi sơn gỗ công nghiệp thì sẽ phủ melamine để bề mặt bóng, chống xước và màu sắc được ổn định.

Bước 4 :

Phay thành các tấm gỗ với kích thước khác nhau. Tuy nhiên kích thước gỗ công nghiệp chuẩn 1220mm rộng 2440m. Cuối cùng là kiểm tra lại chất lượng rồi tiến hành đóng gói.

Ưu nhược điểm của gỗ công nghiệp

Ưu điểm

Giá thành:

Giá thành hợp lý và khá rẻ vì gỗ công nghiệp thường được gia công đơn giản hơn gỗ tự nhiên, chi phí nhân công ít có thể sản xuất nhờ máy móc, không chỉ thế mà ngay từ khi lựa chọn phôi gỗ giá thành cũng đã rẻ hơn, do gỗ được lựa chọn không cần là gỗ nguyên khối hoặc lâu năm, đôi khi còn tận dụng được gỗ thừa, hoặc các cành cây nhỏ.

Không cong vênh:

Do đã được tính toán kĩ lưỡng trong khâu trộn cốt gỗ và ép dưới lực áp suất cao. Chính vì thể mà nó có đặc điểm ưu Việt là không cong vênh hay co ngót. Chính vì thế mà nó là đặc điểm để thu hút người dùng khi tìm đến sản phẩm gỗ này.

Thời gian sản xuất và thi công nhanh:

Do việc sản xuất đơn giản và có thể làm được hàng loạt. Nên việc sản xuất diễn ra nhanh chóng chứ không cần đợi cây gỗ lớn đủ trưởng thành theo năm để sử dụng. Ngoài ra do sản xuất đã tính toán từ trước nên khi thi công chỉ cần ghép hoặc dán lại các tấm gỗ với nhau chứ không mất thêm một công xẻ rồi mài miết như gỗ tự nhiên nữa.

Phong cách trẻ trung hiện đại,

Phù hợp với cuộc sống hiện tại. Đặc biệt nhất là trong cuộc sống hiện tại khi con người đang dần quan tâm đến mẹ thiên nhiên bảo vệ rừng thì nó là giải pháp vô cùng tiện nghi.

Nhược điểm

  • Độ bền : Gỗ công nghiệp về độ bền thì chắc chắn không thể bền bằng gỗ tự nhiên. Thông thường một sản phẩn gỗ cồng nghiệp chất lượng thì cũng có tuổi thọ từ 10 đến 20 năm. Nhưng chính dựa vào điều này cũng chính là ưu điểm khi mọi người thường luôn chạy theo cái mốt của thời đại.
  • Họa tiết, đường soi: Do đặc điểm cơ lý của gỗ công nghiệp và sự liên kết của gỗ do đó mà ta không thể sản xuất được chi tiết mỹ thuật như gỗ tự nhiên (đường soi, họa tiết, hoa văn…).

Các loại gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại gỗ công nghiệp. Mỗi loại lại có những đặc điểm khác nhau giúp cho nó có được vị trí trong lòng khách hàng. Dưới đây NTG Design sẽ cùng các bạn tìm hiểu một số loại gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay:

Gỗ công nghiệp MFC là gì?

Gỗ công nghiệp MFC là tên viết tắt của cụm từ Melamine Faced Chipboard. Nó là loại gỗ được tạo thành từ các loại cành cây, nhánh cây hoặc thân cây gỗ rừng trồng. Hiện nay có một số loại cây như bạch đàn, keo, cao su… được trồng rất nhiều để phục vụ sản xuất gỗ công nghiệp MFC. Về phần cốt gỗ thì được làm từ các cành cây nhánh cây cho vào nghiền thành dăm và trộn với keo đặc để tạo thành các tấm ván với các độ dày khác nhau như 9, 12,15, 18, 25 ly. Tùy vào theo yêu cầu mà làm cốt gỗ cho phù hợp, tuy nhiên thông thường sẽ có một số loại cốt gỗ như cốt trắng, cốt xanh chịu ẩm, cốt đen… Mỗi một tấm gỗ MFC thì được cắt theo quy chuẩn 1220mm x 2440mm.

Gỗ công nghiệp MDF là gì?

Cũng giống như gỗ công nghiệp MFC thì gỗ công nghiệp MDF cũng được sản xuất dựa trên nguyên lý chung, tuy nhiên nếu như  MFC sử dụng nghiền thành dăm gỗ thì MFD lại nghiền gỗ thành bột sau đó trộn với keo đặc chủng để ép ra thành các tấm ván với độ dày khác nhau. Cũng chính vì khi nghiền nhỏ như vậy mà tấm ván sẽ có độ mịn và bằng phẳng và nhẵn nhụi hơn rất nhiều so với cốt gỗ MFC. Vậy nên để so sánh về cả chất lượng và giá thành thì gỗ công nghiệp cốt lõi  MDF sẽ có giá trị cao hơn. Phần lớn các sản phẩm nội thất văn phòng thì thường sử dụng loại này để thiết kế đảm bảo sự chắc chắn và bền lâu.

Phân loại gỗ MDF

  • MDF dùng trong nhà dành để thiết kế các sản phẩm  nội thất như kệ, bàn, ghế….
  • MDF chịu nước: Dùng để thiết kế các nơi tiếp xúc với nước nhiều hoặc độ ẩm cao như nhà tắm. trạng bát, khu vực bếp…
  • MDF mặt trơn:  Tiện dụng trong việc sơn không cần phải trà hay xám gì.
  • MDF mặt không trơn: dùng để tiếp tục dán ván lạng (Veneer).

Ưu điểm của cốt gỗ MDF:

  • Dễ gia công.
  • Cách âm tốt và cách nhiệt tốt hơn nhiều.
  • Độ bám sơn cao phù hợp với các căn phòng mong muốn nhiều màu sắc.

Gỗ công nghiệp HDF là gì ?

Gỗ HDF hay còn gọi là gỗ High Density Fiberboard. Là một dòng gỗ công nghiệp được rất nhiều nhà thiết kế nội thất lựa chọn. Về quy trình sản xuất dòng gỗ này cũng không khác so với các dòng gỗ công nghiệp khác. Quy trình sản xuất gồm sản xuất cốt gỗ và bề mặt gỗ.

Quy trình sản xuất cốt gỗ HDF

Về sản xuất cốt gỗ, nhà sản xuất thu hoạch gỗ tự nhiên về. Sau đó luộc và sấy khô gỗ nguyên khối trong môi trường nhiệt độ cao từ 1000 đến 2000 độ C. Lúc này gần như gỗ được xử lý hết nhựa và khô ráo hết nước. Sau đó sẽ sau gỗ thành bột để làm nguyên liệu trộn cốt gỗ. Toàn bộ quy trình này nghe tưởng chừng như rất đơn giản tuy nhiên nếu thực hiện thủ công thì rất khó khăn. Chính vì vậy mà toàn bộ quy trình này sẽ được dây chuyển công nghiệp hiện đại để xử lý. Việc xử lý toàn bộ bằng máy móc như này sẽ đảm bảo được chất lượng gỗ tốt và xử lý nhanh gọn.

Sau khi đã có bột gỗ, nhà sản xuất tiếp tục xử lý công đoạn tiếp theo. Đó chính là việc trộn gỗ kết hợp với các chất phụ gia theo đúng công thức và tỉ lệ. Việc thực hiện đúng tỉ lệ này sẽ đảm bảo được độ cứng của gỗ. Cho thấy được độ bền với thời gian và tác động môi trường như mọt mối…

Cuối cùng là sẽ sử dụng máy ép để ép hỗn hợp trên dưới áp xuất cao(850-870 kg/cm2), và định hình thành các tấm gỗ với các kích thước theo yêu cầu của người  dùng. Thông thường sẽ đặt các tấm gỗ HDF với kích thước 2000 mm x 2400 mm và có độ dày từ 6 mm – 24 mm.

Ưu điểm của gỗ công nghiệp HDF

Với quy trình sản xuất hiện đại như trên nên tấm gỗ HDF có rất nhiều ưu điểm như sau :

  • Khả năng cách âm tốt, cách nhiệt cao. Thường được sử dụng cho các không gian như phòng học, phòng họp, phòng ngủ….
  • Khả năng chống mọt mối, cứng cáp, không cong vênh như gỗ tự nhiên.
  • Phù hợp với việc sơn màu và thay đổi sơn màu đa dạng.
  • Bề mặt bằng phẳng mềm mượt .
  • So với gỗ MDF thì gỗ HDF chống ẩm hoàn toàn tốt hơn. Có được điều này là do gỗ HDF khi ép mật độ kết cấu chắc và cao hơn.

Các loại bề mặt được ưa chuộng hiện nay

Bề mặt gỗ công nghiệp: Melamine

Melamine nguyên bản là một bề mặt của lớp giấy trang trí. Tuy nhiên để ứng dụng lên bề mặt gỗ thì sẽ được phủ thêm lớp keo Melaline. Độ dày của lớp keo này thì tùy vào yêu cầu. Tuy nhiên thì nhà sản xuất cũng chỉ tráng lên lớp keo có độ dày khoảng 0.4 đến 1 rem là rất dày rồi. Đối với loại bề mặt này thì thường phù hợp với các loại gỗ ván dăm hoặc cốt gỗ ván mịn.

Ưu điểm của bề mặt này khi kết hợp với cốt gỗ khẳng định là vượt trội. Nó có khả năng chống xước tốt, chống mọt mối và cong vênh. Melamine có giá thành khá hợp lý. Nên nó được nhiều văn phòng công sở lựa chọn. Nhưng nó vẫn còn có nhược điểm khiến mất điểm trước người dùng. Nhược điểm đó chính là sự chịu nước và chống ẩm kém. Vì vậy mà nó không được sử dụng rộng rãi với các thiết kế ngoài trời.

Bề mặt gỗ công nghiệp: Veneer

Bề mặt phủ veneer được làm từ venner lạng. Thông thường loại bề mặt này sẽ sử dụng với cốt gỗ MDF. Sau khi đã dán xong lớp veneer lạng lên. Lúc này các đội thợ sẽ tiến hành xẻ gỗ và sơn phủ PU để sản xuất các sản phẩm như bàn ghế , giường tủ…

Bề mặt gỗ công nghiệp: Acrylic

Acrylic hay có tên gọi thông thường chính là Mica. Ngoài ra nó còn có tên khoa học là PMMA – viết tắt poly (methyl)-methacrylate. Là một loại bề mặt có đặc trưng trong suốt, sáng bóng láng mịn. Là loại được sử dụng rộng rãi trên thị trường bởi độ hiện đại và công dụng đa năng. Đối với loại bề mặt này có 2 loại chính, đầu tiên là Acrylic dạng nhựa trong suốt. Thứ hai là loại kính thủy tinh – Acylic glass.

Ưu điểm bề mặt này là màu sắc phong phú, sáng đẹp, hiện đại. Ngoài ra nó có độ bền cao khi chịu các tác nhân vật lý, dễ dàng thi công.  Vì thế được áp dụng nhiều trong việc sản xuất các sản phẩm nội thất như tủ, bếp…

Bề mặt gỗ công nghiệp: UV

Bề mặt UV là loại bề mặt mới xuất hiện và đang được khách hàng dần ưa chuộng. Nếu như Acylic có tính bóng gương thì UV cũng có tính đấy. Ngoài ra cũng khắc phục được độ bóng đỡ hơn để nhìn sản phẩm trong hài hòa hơn. Tấm UV rất đa dạng về màu sắc. Tuy nhiên màu Solid và màu vân gỗ là hai màu được nhiều người lựa chọn

Sơn UV có rất nhiều tính năng ưu Việt . Đánh bật các loại sơn khác chính là độ phủ tốt và đều, mảng sơn rất dai, độ cứng cao . Và điểm nổi bật lớn đối với dòng sơn này chính là khả năng chống trầy xước. Tuy nhiên nhược điểm chính của UV là quá trình làm khô bằng tia cực tím phải thật nghiêm chỉnh. Sử dụng máy phát tia cực tím thay vì sử dụng từ ánh sáng mặt trời. Bởi vì ánh sáng mặt trời thì sẽ không được đồng đều chất lượng sẽ không được ổn định.

Bề mặt gỗ công nghiệp: Laminate

Bề mặt gỗ công nghiệp Laminate là bề nhựa tổng hợp có độ dày so với Melamine rất nhiều. Trên thực tế sản xuất thì laminate thường có độ dày từ 0,5 đến 1 mm. Đối với loại bề mặt này thông thường sẽ sử dụng với các loại cốt gỗ như ván dán ( Okal), ván mịn (MDF). Phù hợp với các sản phẩm như bàn ghế tủ hộc,hệ tủ bếp, ốp tường gia đình, phòng họp, phòng hội trường…

Điểm đặc biệt của loại bề mặt Laminate này chính là sử dụng được các loại gỗ uốn cong theo công nghệ postforming. Chính vì thế mà nó được sử dụng để thiết kế rất nhiều sản phẩm nội thất đẹp với những đường nét tinh tế độc đáo. Ngoài ra do nó có độ dày nhiều hơn so với MFC nên việc sử dụng nó được bền hơn. Điểm đáng chú ý nữa là sự phối hợp màu sắc đa dạng khách hàng thoải mái lựa chọn.

Một số sản phẩm nội thất thiết kế từ gỗ công nghiệp

Như vậy, trong bài viết này Xưởng mộc – Xưởng gỗ óc chó đã giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về dòng gỗ công nghiệp. Từ đó chắc hẳn bạn sẽ chọn lựa cho mình những sản phẩm ưng ý . Nếu bạn đang tìm kiếm hoặc quan tâm đến các sản phẩm nội thất. Hoặc sản phẩm đồ gỗ khác như gỗ óc chó, gỗ xoan đào thì có thể vào website để tìm hiểu thêm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *